Chào bạn!
  • Về Tôi
  • Cộng tác
  • Liên Hệ
  • Cẩm nang du lịch FREE!
  • Trang chủ
  • Điểm đến
  • Kinh nghiệm du lịch
    • Du lịch một mình
    • Du lịch cùng con
    • Du lịch với người lớn tuổi
    • Du lịch tiết kiệm
  • Review
  • Trở thành blogger

Misa Gjone

Blog du lịch châu Âu của Quyên

  • Về Tôi
  • Liên hệ
  • Cộng tác
  • English

Du lịch tiết kiệm, Tiêu điểm · 01/01/2020

23 mẹo tiết kiệm tiền khi du lịch châu Âu

Bài viết này có hợp tác nội dung với OFO Travel – Tour châu Âu linh hoạt EuroCircle

UPDATE 2020: Sau thêm một vài bận đi chơi loanh quanh châu Âu nữa (từ sau khi chia sẻ bài viết này), Quyên lại lụm được thêm vài bí kíp mới, nâng tổng số mẹo tiết kiệm tiền khi du lịch châu Âu lên tới 23 luôn nha!

tiết kiệm tiền khi du lịch châu Âu 01

23 mẹo tiết kiệm tiền
khi du lịch châu Âu

A. Di chuyển

1. Đặt trước các chặng di chuyển dài & đắt tiền

Những chặng di chuyển này bao gồm vé máy bay khứ hồi từ Việt Nam đi châu Âu, vé bay từ nước này qua nước khác, hoặc các thể loại vé có lộ trình dài và giá tiền cao.

Đặt trước giúp bạn tránh được rủi ro giá bị đội lên cao khi bạn mua vé cận ngày, hoặc nếu có sai sót thì bạn vẫn còn thời gian để khiếu nại hoặc nhờ hãng trợ giúp với mức phí thấp hoặc không tốn tiền.

Trong lần đi Helsinki mới đây vào trung tuần tháng Năm, tôi đã đặt vé trước từ khoảng tháng 2/2018. Do quáng gà nên tôi đặt sai ngày khởi hành là 16/5 thay vì 17/5 như dự tính.

Vì đặt vé sớm như vậy, tôi có thời gian rà soát lại ngày giờ, phát hiện sai và gọi liền cho số hotline của Norwegian để đổi. Kết quả là được đổi vé miễn phí (trong vòng 4 tiếng kể từ khi tiến hành thanh toán).

BÀI VIẾT RẤT “LAN QUYÊN”: NHỮNG TRANG WEB SĂN VÉ MÁY BAY GIÁ RẺ ĐI KHẮP MỌI NƠI

Tương tự với chuyến phà từ Helsinki đi Tallinn, tôi đặt trước khoảng 1 tháng với giá khứ hồi là khoảng 65€/2 chiều.

Tuy nhiên, nếu đợi đến đúng ngày đi hoặc quá cận ngày mới đặt, vé sẽ mắc gấp đôi, tương đương 120€/2 chiều!!!

»»» MỘT SỐ TRANG TÌM & ĐẶT VÉ MÁY BAY VÀ PHƯƠNG TIỆN CÔNG CỘNG Ở CHÂU ÂU «««


  • ✅ Skyscanner (trang tìm và đặt vé máy bay tốt nhất)
  • ✅ Omio (trang tìm và đặt vé xe lửa và xe bus đường dài tốt nhất châu Âu & Bắc Mỹ)
  • Trip.com
  • Momondo
  • Kiwi
  • Kayak

2. In hết các loại vé & booking ra

Đây là một mẹo tiết kiệm tiền đặc biệt hữu ích nếu bạn sử dụng các hãng hàng không giá rẻ.

Kinh nghiệm này tôi học được sau vụ hớ hàng với WizzAir (10/2014). Tiền in boarding pass mắc gấp mấy lần tiền vé! Bạn đừng ỷ y là tải file PDF trên đó có mã vạch hay QR Code rồi là xong chuyện đâu, đặc biệt là các hãng hàng không giá rẻ.

Họ sẽ (cố tình) làm mình phải xì thêm tiền từ những chuyện hết sức nhảm nhí như vậy!

3. Chọn local train hoặc bus từ sân bay

Thường thì từ sân bay sẽ có 2 cách để về trung tâm: shuttle bus hoặc airport express train. Tuy nhiên ở một số thành phố như Oslo & Stockholm thì còn một thể loại nữa, đó là xe lửa nội địa local train.

Nôm na thì đây là loại xe lửa chạy qua khác khu dân cư trong thành phố và có một trạm dừng ở sân bay.

Vì chạy trong khu dân cư nên xe sẽ ngừng ở tất cả các trạm chứ không chạy một mạch tới thẳng cổng sân bay như airport express, nhưng giá vé thì rẻ hơn kha khá, có khi là phân nửa luôn!

Hoặc nếu dư thời gian, bạn có thể chọn đi bus thay vì đi xe lửa.

4. Chọn đi xe đêm giữa các thành phố/các nước

Cách này giúp bạn tiết kiệm được một đêm tiền phòng. Xe đêm ở châu Âu chạy rất an toàn, êm như ru, bạn ngủ một giấc, sáng dậy là đã tới một thành phố mới.

Tôi rất thích đi du lịch bằng xe lửa đêm như vậy, xe rung nhẹ nhẹ càng dễ ngủ nữa!

5. Mua vé xe ngày

Thay vì mua vé lẻ hoặc các loại card nạp tiền (rồi khi xài thì thẻ tự động trừ tiền), bạn nên mua vé loại 24h, 48h, 5 ngày hoặc 1 tuần.

Mua sỉ rẻ hơn mua lẻ, đó là chân lý!

Trên xe thường hiếm có soát vé, tự ý thức là chính. Nhưng khi đã có soát vé rồi mà bạn đi lậu vé thì tiền phạt có thể mắc gấp 10 lần tiền vé!

Ngoài ra, một số thành phố còn có app mua vé trên smartphone, và rất có thể mua vé trên app lại rẻ hơn so với mua vé trên máy! Helsinki là một ví dụ.

Vé 01 lượt (80–100 phút) nếu mua từ máy sẽ có giá 3,2€/vé nhưng nếu mua từ app HSL chỉ còn 2,2€/vé. Vé xe lửa ra sân bay mua tại máy là 5,5€/vé, trong khi mua qua app chỉ còn 4,2€/vé.

6. Đi bộ nếu có thể

Nếu bạn tìm được phòng nghỉ ngay trung tâm, và thành phố đó không quá lớn (kiểu như Bruges hay Ghent, Antwerp hay Tallinn cũng tàm tạm nếu bạn mang một đôi giầy tốt) thì thôi đi bộ luôn, vừa tiết kiệm, vừa giảm mỡ.

7. Tận dụng code Flixbus, mua vé Eurail Pass hoặc Interrail Pass

Flixbus là một trong những hãng xe bus rất phổ biến ở châu Âu và thường “thầu” những tuyến điểm du lịch chính & các thành phố lớn.

Hiện tại thì Flixbus có loại code InterFlix với giá 99€ cho 5 chặng. Tính ra chỉ có 20€/chặng, rất thích hợp nếu bạn đi những chặng có giá trị ≥ 20€.

Ngoài ra còn có code 3€/vé hoặc khuyến mãi 10% khi đặt qua app của Flixbus. Tất cả những loại code này Quyên chưa sử dụng nên không dám chém gió.

Tuy nhiên nếu xét về mức độ tiết kiệm thì tất nhiên là phải có tiết kiệm người ta mới gọi là khuyến mãi chứ!

Đối với Eurail (dành cho đối tượng không phải công dân châu Âu) và Interrail (dành cho công dân châu Âu hoặc người đang cư trú hợp pháp tại châu Âu) thì hơi phức tạp hơn chút xíu.

Đại khái là bạn có thể mua một thẻ du lịch (pass) với số lượt di chuyển bằng xe lửa trong một khoảng thời gian nhất định. Đó có thể là pass dành cho riêng một nước, hoặc nhiều nước tùy theo lịch trình của bạn.

Hiện tại Quyên chưa mua vé loại này nên cũng không thể đánh giá về mức độ tiết kiệm của nó so với việc mua vé thông thường.

Nhưng sau khi đọc rất nhiều review của các blogger khác thì đa phần mọi người kết luận là có tiết kiệm tiền, cho dù việc lên plan để xài cái thẻ này một cách tối ưu thì rất tốn chất xám!

tiết kiệm tiền khi du lịch châu Âu 02
Đây là một ví dụ về vé đi lại trong một nước (hoặc BeNeLux gom lại 1 cục) từ Interrail.

B. Chỗ ở

»»» CÁC BÀI VIẾT & LIST TRANG WEB ĐẶT PHÒNG UY TÍN «««


  • ✅ Danh sách host người Việt ở châu Âu
  • Giới thiệu chương trình Genius Loyalty Program của Booking.com
  • Hướng dẫn dùng Credit để ở MIỄN PHÍ tại Airbnb
  • Kinh nghiệm đặt phòng để xin visa Schengen
  • ✅ Agoda.com
  • ✅ Hotels.com
  • Hostelworld.com
  • Tripadvisor.com

8. Host người Việt ở châu Âu

Thường giá cả của các host sẽ rẻ hơn so với việc bạn book phòng khách sạn, đặc biệt là ở những thành phố du lịch nổi tiếng hoặc những quốc gia “chặt chém”.

Chẳng hạn ở Amsterdam, tôi ở tại nhà chị host Đào Ánh với giá 25€/đêm, trong khi hostel rẻ rẻ cũng phải 30€/đêm.

9. Tận dụng các code giảm giá từ Booking.com, Airbnb…

Trong chuyến đi Helsinki vừa rồi, tôi đặt phòng hostel với giá 57€/2 đêm, giảm còn 42€ và một phòng với giá 40€/đêm, giảm còn 25€. Tất cả đều là code cash reward 15€ từ Booking.com.

HIỆN TẠI BOOKING ĐÃ NGƯNG LOẠI CODE NÀY RỒI NHA!

10. Đặt phòng cho phép free cancellation và có kèm ăn sáng

Free cancellation cho phép bạn hủy không mất tiền. Bạn cứ đặt phòng trước, sau này nếu tìm được phòng nào có giá tốt hơn, hoặc thay đổi lịch trình thì chỉ hủy phòng thôi.

Tuy nhiên free cancellation cũng giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu bạn hủy phòng sau ngày đó sẽ phải chịu mất phí (một phần hoặc toàn bộ, tùy theo chính sách của khách sạn).

Phòng có kèm ăn sáng (breakfast included) giúp bạn tiết kiệm được kha khá tiền. Đối với những phòng không có ăn sáng, họ sẽ gợi ý cho bạn mua thêm bữa sáng với giá từ 5€/người/bữa sáng. Cá biệt ở Tallinn là tới 7€/người/bữa sáng.

Theo tôi đó là cái giá hơi bị chặt chém cho bữa sáng đơn giản kiểu châu Âu!

Nếu khách sạn hoặc hostel bạn đặt không có ăn sáng, hãy ra siêu thị mua đồ về tự làm ăn, rẻ hơn rất nhiều! Một bịch bánh mì nhỏ, hộp trứng 4 cái, một chai nước trái cây, một hộp sữa tươi chắc chắn sẽ không tới giá 7€.

Phần còn dư, bạn có thể gói thành bữa trưa nhẹ để mang theo ăn khi tham quan thành phố.

tiết kiệm tiền khi du lịch châu Âu 03

C. Tham quan

11. Lựa những “ngày miễn phí”

Cái này đòi hỏi bạn phải đọc thông tin rất kỹ. Thường thì bảo tàng hoặc mấy chỗ nổi tiếng thường có 1 ngày nhất định trong tuần hoặc tháng mở cửa miễn phí cho du khách.

Bạn có thể tham khảo tại các trang web du lịch của thành phố đó để coi ngày nào miễn phí, hoặc khung giờ nào miễn phí, hoặc thậm chí là nếu có thẻ SV thì được vào miễn phí vào ngày/giờ cố định nào đó.

12. Đặt vé tham quan trước qua mạng

Đây vừa là mẹo tiết kiệm tiền, vừa cũng giúp tiết kiệm thời gian chờ xếp hàng mua vé.

Hồi ở Paris, tụi tôi phải bỏ tham quan bảo tàng Louvre và leo tháp Eiffel cũng vì không book vé trước, tới nơi xếp hàng không nổi nên bỏ luôn!

Chưa kể nếu hên, bạn có thể có vé giảm giá hoặc tìm được deal tốt.

»»» CÁC TRANG WEB ĐẶT VÉ ONLINE UY TÍN «««


  • ✅ Get Your Guide
  • ✅ Klook
  • ✅ Viator
  • Tiqets
  • KKday

13. Tham quan những chỗ miễn phí

Châu Âu có rất nhiều chỗ tham quan miễn phí. Tới đắt lòi mắt như Na Uy mà còn có chỗ tham quan miễn phí nữa là!

Nhà thờ Đức bà Paris, vườn Luxembourg nè, phố cổ Stockholm, bến cảng Nyhavn (Đan Mạch), hoặc đi dạo dạo mấy con kênh ở Amsterdam nè rồi chụp hình sống ảo với mấy cái xe đạp thôi cũng được.

Bạn có thể Google về những địa danh này với từ khóa:

“Free things to do in [tên thành phố]”

14. Tận dụng free (walking) tour

Các thành phố du lịch nổi tiếng thường có dịch vụ free tour, thường là free walking tour. Mặc dù có ấn tượng không mấy tốt đẹp về free walking tour ở Prague nhưng tôi vẫn khuyên bạn nên chọn cách này khi du lịch châu Âu.

Và thêm nữa, mặc dù bạn (chắc chắn) sẽ gửi tiền tip cho guide, nhưng vì đây là free nên bạn hoàn toàn có thể… không đưa mà vẫn không bị túm áo đòi tiền, hehe!

***Bạn Phuong Nguyen (Berlin) có chia sẻ trên Facebook là lời khuyên này nghe không fair, tips ít hay nhiều gì thì cũng nên tips. Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn là mặc dù mang tiếng free tour, nhưng tips là chuyện không nói ra ai cũng biết, và tôi tin bạn đọc của mình không “ngây thơ cụ” đến mức nghe free thì cứ thế mà không tips. Nhưng tips bao nhiêu, và có nên tips hay không, thì tùy thuộc vào cá nhân mỗi người & cả hoàn cảnh cụ thể lúc đó nữa. Ở mục này,mời bạn cùng đóng góp ý kiến nhé!***

15. Tận dụng tuổi thanh xuân 🙂

Một mẹo tiết kiệm tiền ở châu Âu khác mà nhiều người không biết, đó chính là “hack tuổi”!

Rất nhiều địa điểm tham quan và các dịch vụ du lịch, giao thông công cộng, v.v… ở châu Âu có chính sách giảm giá cho sinh viên hoặc cho người dưới 26 tuổi (có chỗ là 27 tuổi).

Các bạn sinh viên đang sinh sống tại châu Âu có thể mang theo thẻ sinh viên khi đi du lịch, tới nơi xòe ra để được mua vé giảm giá.

Nếu là sinh viên ở Việt Nam, bạn có thể tự tìm hiểu thêm thông tin về ISIC – thẻ sinh viên quốc tế, có giá trị sử dụng tương đương với thẻ sinh viên của các trường ĐH châu Âu.

16. Chính sách giảm giá cho người lớn tuổi

Nếu bạn đi du lịch châu Âu với bố mẹ hoặc người lớn tuổi (trên 60, hoặc 65) thì một mẹo tiết kiệm tiền cực kỳ hay ho nữa đó là tận dụng ưu đãi dành cho Senior.

Thường thì đối tượng Senior (có thể là từ 60+ hoặc 65+ tùy theo quy định của từng nước) có thể được mua vé phương tiện công cộng và vé tham quan với giá ưu đãi và rất rẻ!

Đa phần nhân viên họ sẽ không kiểm tra ID nếu thấy khách rõ ràng là lớn tuổi thiệt. Tuy nhiên, do người châu Á mình tạng người nhỏ nhắn lại trẻ lâu nên nhiều khi họ sẽ hỏi ID để kiểm tra, đặc biệt là ở bảo tàng hoặc các điểm tham quan.

Lời khuyên của Quyên: Để tránh làm rớt hộ chiếu khi phải lấy ra xuất trình, bạn có thể nói bố mẹ chụp hình sẵn hộ chiếu, sau đó khi đi chơi thì mang hộ chiếu theo trong người (để trong túi ruột tượng hoặc nhét sâu vào ba lô). Trong trường hợp nhân viên chấp nhận hình chụp thì thôi, đỡ mất công. Nếu họ không chịu, lúc đó hãy đưa hộ chiếu ra.

17. Mua thẻ City Card

Ở hầu hết các thành phố du lịch lớn ở châu Âu, sở du lịch đều có phát hành thẻ du lịch cho thành phố đó, tạm gọi là City Card (Helsinki Card, Tallinn Card, Oslo Pass, I amsterdam City Card…)

Thẻ này thường mua theo ngày, ví dụ thẻ 24h/48h/72h và được tích hợp với vé của toàn bộ các phương tiện công cộng trong thành phố đó.

Thẻ cho phép bạn sử dụng hệ thống giao thông công cộng miễn phí, miễn phí vào cổng một số điểm tham quan, giảm giá vào cổng, giảm giá tại các nhà hàng, quán ăn… có tên trong danh sách sử dụng (thường khi mua thẻ bạn sẽ được phát kèm một bản đồ có nêu rõ các điểm sử dụng).

Ưu điểm của thẻ này tất nhiên là theo kiểu “mua sỉ luôn rẻ hơn mua lẻ” và mức độ tiện lợi của nó. Thay vì lích kích thẻ xe bus, vé vào cổng blah blah, bạn chỉ cần quẹt thẻ là có thể sử dụng được hết.

Nhược điểm của thẻ đó là dân châu Âu rất thích đi bảo tàng nên ưu đãi cho bảo tàng thường rất nhiều. Nếu bạn không đi những chỗ đó, coi như mức độ tiết kiệm cũng không đáng là bao.

Vì vậy, mẹo tiết kiệm tiền này rất ư là… 50/50. Bạn nên cân nhắc kỹ coi nhu cầu của mình tới đâu để quyết định có nên mua thẻ hay không nha!

»»» MỘT SỐ THẺ DU LỊCH ĐƯỢC ƯA CHUỘNG Ở CÁC THÀNH PHỐ NỔI TIẾNG Ở CHÂU ÂU «««


  • London Pass
  • I amsterdam City Card
  • Paris Pass hoặc Paris Museum Pass
  • Barcelona City Card
  • Roma Pass 
  • Berlin Pass
  • Vienna Card hoặc Vienna PASS
  • Salzburg Card

Lời khuyên của Quyên: luôn mua vé ít hơn một ngày so với số ngày bạn lưu lại trong thành phố. Ví dụ nếu ở Amsterdam 03 ngày, hãy mua thẻ loại 02 ngày. Ngày cuối cùng bạn có thể dành cho các hoạt động miễn phí hoặc đi dạo phố chụp ảnh. Như vậy sẽ tiết kiệm hơn nhiều so với mua hẳn 03 ngày như lịch trình.

D. Ăn uống

18. Ăn theo người bản địa

Nếu bạn có quen người địa phương, hỏi người ta coi chỗ nào ăn món gì thì ngon, đừng cắm mặt nhào vô mấy quán đông đông ở trung tâm hoặc các khu phố cổ. Ở đó “chém” rất mát tay.

Nếu bạn không quen ai, có thể hỏi nhân viên khách sạn. Nếu không muốn hỏi NV khách sạn nữa thì Google, và hãy theo những link dẫn về blog du lịch cá nhân, đừng theo mấy link dẫn về mấy NXB du lịch như Lonely Planet. Họ viết bài có commission hết đó!

Ở Tallinn, tôi không hỏi NV khách sạn mà hỏi luôn NV phụ trách ở quầy Tourist Information.

Và bạn biết không, tôi được chỉ tới một nhà hàng địa phương có tên “Căn bếp của bà” dưới hầm rượu, bên trong kê khoảng chục cái bàn, chắc vừa đủ chỗ cho khoảng 30 thực khách.

Bữa tối với món súp cá kiểu Baltic (khác với súp cá kiểu Nordic) và bò hầm mù tạt mềm tan trong miệng có giá chưa tới 20€!

Và cách cuối cùng là quan sát. Khi đi xuống phố gặp nhà hàng, bạn hãy để ý xem nhà hàng đó đông người địa phương hay đông khách du lịch.

Tôi sử dụng chiêu này khi tìm nhà hàng ăn ở Cesky Krumlov (Séc) và đúng chóc tìm được một nhà hàng bản địa, có mình tôi là khách nước ngoài ngồi ăn cá chép chiên uống bia Tiệp Khắc!

19. Mua thức ăn trong siêu thị địa phương

Vì không phải ngày nào bạn cũng đi ăn hàng quán.

Vật giá ở châu Âu, dù là thành phố nhỏ và rẻ đi chăng nữa, cũng đã là cao nếu quy ra tiền Việt rồi. Trong khi đồ ăn siêu thị khá dễ ăn và nhiều lựa chọn như bánh mì thịt nguội, salad nui bacon thịt gà v.v…

Ngoài ra, một mẹo tiết kiệm tiền liên qua tới siêu thị nữa đó là họ hay bán giảm giá thực phẩm gần hết hạn.

Thực phẩm vẫn tươi ngon như thường, nhưng vì gần đến ngày “hết đát” nên sẽ được giảm từ 30% – 80% tùy theo từng nơi. Bạn mua về ăn trong ngày luôn, ngon – bổ – rẻ!

20. Cứ ăn fastfood đi

Vì fastfood tương đối rẻ, mặt bằng giá sàng sàng nhau ở các nước, và đặc biệt là chả ai cấm bạn ăn fastfood khi đi du lịch châu Âu hết.

Đôi khi đó là giải pháp tốt nhất nếu bạn đến thành phố lúc trời đã tối, hoặc quá mệt để đi tìm một nhà hàng hay hàng quán nào đó để thử món ăn địa phương.

21. Mang theo nước

Nước vòi ở châu Âu phần nhiều là uống được. Trừ khi người ta gắn bảng là không được uống thôi.

Bạn nên mang theo chai để hứng nước uống dọc đường nha. Nhưng đừng uống nhiều quá, WC công cộng ở châu Âu mắc lắm!

***Nếu lỡ… uống nhiều nước quá mà không muốn tốn tiền cho WC công cộng (có thể lên tới 2 Euro ở mấy tp du lịch nổi tiếng), bạn có thể kiếm 1 chỗ tham quan miễn phí nào gần đó, đảo vô nhìn nhìn mấy cái rồi… kiếm WC để giải quyết bầu tâm sự nha. Còn không thì bạn có thể tranh thủ lúc vô nhà hàng ăn rồi dùng WC miễn phí ở đó luôn! – Cám ơn bạn Thu (Thụy Điển) đã nhắc thêm một mẹo tiết kiệm tiền rất hữu ích này*** 😀

BONUS

22. Dùng tiền mặt thay vì thẻ

Vì tiền mặt giúp bạn hình dung được cái bóp tiền của mình nó đang xẹp xuống như thế nào. Đây là cách để bạn dễ dàng quản lý chi tiêu của mình hơn.

Ngoài ra còn có những lý do khác như phí thanh toán qua thẻ, phí quy đổi ngoại tệ, rủi ro bị ăn cắp password thẻ, thẻ VN chưa chắc cái nào cũng dùng được ở châu Âu (kinh nghiệm từ em Hoa, DHS VN qua Thụy Điển ở với tôi hồi năm 2015).

*** Lưu ý về việc đổi tiền từ bạn đọc Hoang Truong (Ba Lan): Khi bạn chuyển đổi ngoại tệ (không phải nước nào cũng dùng euro) thì nhớ hỏi phí hoa hồng, có chỗ sẽ lấy tiền cố định theo lần giao dịch, có chỗ lấy theo phần trăm, có chỗ chẳng mất phí chuyển đổi ngoại tệ nào (như chuỗi Kantor ở Ba Lan). Cho nên các bạn nên tìm hiểu kĩ về chỗ nào mất phí rẻ nhất và tránh mất tiền oan. Ví dụ, có lần mình đi Áo, vì còn tiền của Czech nên mình đổi lại sang đồng euro cho dễ xài. 3 đứa đổi 3 lần, mà mỗi lần nó charge phí 5 euro nên tổng cộng mất 15 euro. Lúc sau mới phát hiện ra là nếu 3 đứa cùng đổi 1 lần thì đã tiết kiệm được 10 euro.***

XEM THÊM: KINH NGHIỆM SỬ DUNG THẺ CREDIT CARD AN TOÀN KHI ĐẶT PHÒNG ONLINE & ĐI DU LỊCH NƯỚC NGOÀI

23. Mua tour châu Âu linh hoạt

Tour châu Âu linh hoạt là một loại hình tour mới (so với tour trọng gói X ngày giá Y đồng kiểu truyền thống) mà theo cá nhân Quyên thấy là một mẹo tiết kiệm mới toanh cho năm 2019 này.

Thứ nhất là giá tour khá rẻ, chỉ từ 75€/người/ngày (cỡ 2 triệu) và đi bao nhiêu ngày thì trả bấy nhiêu tiền. Tức là nếu bạn chỉ chọn ra 3 trong tổng số 7 ngày của tour thôi thì chỉ phải trả có 225€/người, bao gồm cả chi phí khách sạn, xe cộ đưa rước, guide.

Nếu tính với mức trung bình 100€/người/ngày thì giá này rất ổn!

Thứ hai là tiết kiệm thời gian. Thay vì phải ngồi lọ mọ đặt chỗ, plan đi đâu thì bạn có thể chọn bất cứ line nào và thành phố nào mình muốn đi, sau đó mua tour và… đi, đỡ mất công suy nghĩ.

Tour này đặc biệt thích hợp nếu bạn có bố mẹ qua thăm, nhưng vì lý do học hành hoặc công việc mà không thể xin nghỉ phép để đưa bố mẹ đi chơi được thì có thể mua tour này trọn gói hoặc theo ngày cho bố mẹ. Guide người Việt nữa nên không sợ bất đồng ngôn ngữ luôn.

Hoặc nếu bạn đi công tác châu Âu ngắn ngày và muốn tranh thủ đi thêm vài chỗ trước khi về Việt Nam nhưng không rành về cách đặt phòng, đi lại, địa điểm tham quan ăn chơi nhảy múa blah blah thì nên chọn đi tour như vầy cho tiết kiệm nơ-ron thần kinh, hehe!

Bạn có thể tham khảo thêm về Tour châu Âu linh hoạt EuroCircle của OFO Travel để lựa line hay điểm đến mình thích ha.


23 mẹo tiết kiệm tiền khi du lịch châu Âu này tất nhiên không phải là bí kíp trọn bộ để bạn đi châu Âu với mức giá thấp nhất, nhưng chắc chắn đây là những mẹo phù hợp nhất với phần đông người Việt mình muốn đi phượt một vòng châu Âu trong một khoản thời gian ngắn (7 – 15 ngày) với mức chi trả quy ra VND.

Nếu bạn đã đi hoặc đang sinh sống ở châu Âu và có thêm nhiều mẹo tiết kiệm tiền nữa, mời bạn cùng chia sẻ với Quyên và mọi người. 
Nếu bạn sẽ đi châu Âu trong thời gian tới, hãy chia sẻ nếu bạn biết thêm những mẹo mới nha!

Categories: Du lịch tiết kiệm, Tiêu điểm
Tags: kinh nghiệm du lịch châu Âu

You’ll Also Love

Tổng hợp các web & app du lịch hữu ích
Bồi thường khi bị delayHướng dẫn đòi bồi thường khi bị delay chuyến bay ở châu Âu với Airhelp
Lên kế hoạch du lịch châu Âu như thế nào_thumbQuyên đã lên kế hoạch du lịch châu Âu như thế nào? [Updated 2020]

Bình luận

  1. LÊ Nhung viết

    08/04/2019 lúc 8:21 Sáng

    Chào Chị Quyên,
    Cảm ơn bài viết rất hay! Em đang chuẩn bị đi Châu âu (Đức, Ba lan, Đan Mạch, Thụy Điển giữa tháng 4/2019) vì xin visa Schengen từ Đức, nhập cảnh ở Đức và về từ Oslo, Norway. Lần đầu qua Bắc Âu nên khá lo lắng, về tiền tệ có sử dụng đồng Euro hay hay tiền tệ mỗi nước tại Bắc âu khác nhau?, Từ Ba lan em bay qua Đan Mạch có cần phải show lịch trình tại 3 nước Bắc âu hay không? có cần phải mua trước vé bus, train từ Đan Mạch qua Thụy điển và qua Na uy không vậy Chị?

    Cảm ơn Chị nhiều.

    Trả lời
    • Misa Gjone viết

      09/04/2019 lúc 9:14 Chiều

      Chào Nhung, cảm ơn bạn đã đọc blog và ủng hộ nha. Mình trả lời các câu hỏi của bạn như sau nha:

      – Đức – Euro, Ba Lan – tiền riêng tên là zloty, Đan Mạch – krone ĐM, Thụy Điển – krona TĐ, Na Uy – krone Na Uy. 3 đồng này na ná nhau nên khi đổi và xài bạn phải coi kĩ không thôi là lộn đó nha.
      – Sau khi đã nhập cảnh xong ở Đức rồi thì bạn đi lại tự do thoải mái không cần phải show gì hết. Tuy nhiên vẫn phải mang passport theo bên mình, vì có thể có random check ở biên giới.
      – Bus/train giữa các nước bạn nên mua trước để đc giờ và giá tốt nha.

      Chúc bạn có một chuyến đi vui vẻ!

      Trả lời

Leave a Reply Cancel reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Next Post >

Làm gì vào mùa đông ở Na Uy? Đi bộ ngắm tuyết!

Chào bạn! Tôi là Quyên “Misa” Gjone, người Sài Gòn và hiện đang sống ở Na Uy.
Blog du lịch của Quyên được thành lập vào ngày 22/05/2016 với mục đích để ghi lại những kinh nghiệm du lịch và các câu chuyện bên lề sau mỗi chuyến đi. Từ năm 2019, blog được định vị lại thương hiệu, trở thành Blog du lịch châu Âu của Quyên.

Save on your hotel - hotelscombined.com

Airbnb Discount

Du ký châu Âu

Trở thành travel blogger

Lưu ý

Một số bài viết trên Blog du lịch của Quyên có xuất hiện link tiếp thị liên kết. Khi click vào link và sử dụng dịch vụ, bạn không phải trả thêm bất chi phí nào, còn Quyên sẽ nhận được hoa hồng cho mỗi giao dịch thành công.

@misagjone

Những thời khắc cuối cùng của mùa Giá Những thời khắc cuối cùng của mùa Giáng Sinh 2020 sắp khép lại, và chỉ còn chưa đầy một tuần nữa, cả thế giới lại hân hoan chào mừng một năm 2021 với những niềm hy vọng mới.

Trải qua một năm 2020 đầy biến động, Blog du lịch châu Âu của Quyên tất nhiên cũng chịu rất nhiều ảnh hưởng. Nhưng rồi thì… dù gì thì Trái Đất vẫn phải quay và sau cơn mưa dài thì chắc chắn thế nào cũng có 2 điều xảy ra: trời sẽ lại sáng và… Sài Gòn có thể sẽ ngập nặng!

Ít ngày nữa là qua năm mới 2021. Blog du lịch châu Âu của Quyên cũng đang trong giai đoạn chuẩn bị cho một sự thay đổi mới về mặt nội dung và hình thức. Mong rằng một năm con trâu siêng năng cần cù này sẽ bù đắp cho tất cả chúng ta những gian khó đã trải qua trong năm con chuột.

Nhân những ngày cuối cùng của năm, thương chúc tất cả mọi người một năm mới sắp đến với nhiều niềm vui và hạnh phúc!
The first Christmas Day (25 Dec) at Bygdetunet, Ei The first Christmas Day (25 Dec) at Bygdetunet, Eidsvoll

---

Giáng Sinh ở Na Uy có 3 ngày là 24 (Julaften - Đêm Giáng Sinh), 25 (Ngày Giáng Sinh thứ nhất) và 26/12 (Ngày Giáng Sinh thứ hai).

Năm nay, ngay vào ngày 24/12 thì trời không một bông tuyết, đường xá sạch trơn như kiểu mùa xuân, không hề có chút không khí "white Christmas" chút nào hết. Sáng 25/12 thì trời bắt đầu lạnh dần, mặt đất cũng phủ một lớp sương giá mỏng. Cho tới hôm 26/12 thì hình như cả châu Âu mới đồng loạt đổ tuyết hay sao mà lên FB thấy dân tình khoe tuyết rơi tưng bừng hoa lá!

Hình này được chụp tại khu bảo tàng ngoài trời Eidsvoll Bygdetun ở gần nhà Quyên. Đây là bảo tàng lưu lại những mẫu nhà cổ của người dân Na Uy từ cách đây khoảng 2 thế kỷ, được mang từ khắp Na Uy về và phục dựng lại nguyên trạng.

Mùa hè, chỗ này đông vui náo nhiệt lắm, vì bảo tàng đặt ngoài trời, lại có thêm cả đường trekking, đường đi bộ trong rừng, hồ nước, khu nướng BBQ, bảo tàng, v.v... nên thu hút rất nhiều người địa phương (và đặc biệt là hiếm khách du lịch biết mà tìm mới) ghé tới thăm.

Trong hình là một ngôi nhà cổ, với hàng rào cũng kiểu cổ hồi đó & vẫn còn phổ biến ở thời nay, được dựng bằng thân cây bạch dương xẻ nhỏ. Phía cổng nhà có treo một bó lúa mạch hoặc ngũ cốc, được gọi là julenek (có chỗ gọi là kornnek) để dành cho lũ chim chóc mùa đông có cái mà ăn qua ngày, chờ đến mùa xuân tới.
Từ Hamburg đi Lüneburg (Đức) chưa tới 1 Từ Hamburg đi Lüneburg (Đức) chưa tới 1 tiếng, tàu nhanh 36p còn tàu chậm cũng chỉ 51p thôi, nhưng thành phố nhỏ này mang tới một cảm giác và khung cảnh khác hẳn.

Giờ mùa hè thì Lüneburg chắc đông khách du lịch rồi nên chắc khó lòng mà có được cảm giác quay ngược thời gian lắm. Nếu đi mùa thu - đông có lẽ ít khách, không khí sẽ trầm hơn, dịu dàng hơn, và vì vậy cũng thật hơn một chút chăng?!

Thôi thì hẹn chốn nhỏ dễ thương này một ngày thu khác vậy 😍
Mùa xuân năm ngoái, cả nhà còn vi vu ở L Mùa xuân năm ngoái, cả nhà còn vi vu ở Lüneburg (gần Hamburg, Đức).
Mùa hè năm nay, ở nhà trùm mền chờ… sang năm mới hy vọng được thoải mái đi chơi!

Đức nổi tiếng với những làng cổ và thành phố kiểu như thế này, rất đẹp, thanh bình và lãng mạn. Lần đi Lüneburg thiệt tình là khá "fail", vì là lần đầu tiên cả gia đình 4 người đi chơi xa như vậy, nên Quyên cũng chưa biết phải sắp xếp làm sao khi đi với con nhỏ. Tuy nhiên, ngày hôm sau cả nhà đi Miniaturwelt thì vui hơn rất nhiều. Bài review chi tiết sắp có trên blog. Trong khi chờ đợi, mời mọi người thưởng thức series hình Lüneburg ther ther, mer mer này nha!
Có mấy lần Quyên có nói là chuyến đi S Có mấy lần Quyên có nói là chuyến đi Séc hồi năm 2016 là một trong những cú hích cuối cùng khiến Quyên lập blog du lịch này. 
Nhưng phải nói chính xác là chuyến đi XXX này, gặp gỡ một cô bạn mới người TBN trên cùng chuyến xe bus hôm đó, mới chính là nhân duyên để Quyên về nhà và bắt đầu bắt tay vào làm blog!

Bạn này tên Jema, nhỏ hơn Quyên vài tuổi, nhưng là dân du lịch chuyên nghiệp. Đi tới đâu là Jema tự tay làm riêng cho mình 1 cuốn sổ tay du lịch cực kỳ hoành tráng, bao gồm toàn bộ lịch trình, địa điểm, món ăn blah blah blah cho cả chuyến đi. Làm xong in ra đóng thành cuốn sổ đàng hoàng, chứ không phải in từng tờ giấy rời đâu nha! Cho tới giờ, Quyên vẫn không thể siêng được tới level như dzậy!

Nhưng cũng nhờ ngày hôm đó gặp Jema trên xe bus, rồi cùng cô bạn đi dạo hết XXX trong một ngày (Jema về lại Prague còn Quyên ở thêm 1 ngày nữa) mà bây giờ mình mới có cái blog để ngồi chém gió nè!

XXX là thành phố nào, mời mọi người click vô link bio coi sẽ biết nha 😎
Thời điểm đi Séc, tôi đang trải qua một biến cố rất lớn trong cuộc sống. Tôi đi Séc với lý do đơn giản là muốn ra hỏi nhà, ra khỏi những cảnh vật và đồ vật quen thuộc, qua đó phần nào giúp bản thân mình quên đi những sự việc đau buồn vừa diễn ra trong đời.

Vì “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” nên loạt hình tôi chụp hồi đi du lịch Prague chiếm hơn phân nửa là hình đen trắng, chụp bóng đèn cô đơn trên bức tường thành cổ, hay tượng thiên thần trong nghĩa trang chiều mưa…

Tôi biết mình nợ Prague một lời hẹn quay trở lại!
NA UY MÙA TRÁI MỌNG VÀ NẤM RỪNG HAY CÂU NA UY MÙA TRÁI MỌNG VÀ NẤM RỪNG HAY CÂU CHUYỆN NHO NHỎ VỀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN

Ngay trong hình đầu tiên là một loại dâu nhỏ xíu, nhỏ như đầu ngón tay út trên bàn tay con gái vậy, nhưng hương vị thì thơm lừng ngây ngất. Loại dâu này tiếng Anh gọi là wild strawberries, tiếng Na Uy là markjordbær và tiếng Việt là dâu tây dại. Mà đã gọi là dại thì chỉ có nước tự đi vô rừng mà kiếm, chứ làm gì có ai trồng hay bán ở siêu thị đâu mà mua.

Vậy mà hổng hiểu sao vườn nhà Quyên đầy những khóm dâu dại như vầy. Năm nào cũng chỉ cần mang cái rổ nhỏ ra vườn là hái được đầy ắp, tha hồ bốc ăn sống, xay sinh tố hay bỏ vô hộp sữa chua ăn cho đã. 
Dâu dại, cũng như cây cỏ dại, có sức sống và phát triển mãnh liệt. Nó mọc lan ra cả lối đi trong sân, mọc đầy quanh gốc táo gốc phong, quanh hàng rào, mọc luôn xung quanh tường nhà. 
Nếu để cho tụi nó tự do mà mọc thì chẳng mấy chốc mà người không còn lối mà đi trong sân nhà. Nhưng nếu cắt cỏ & cắt luôn cả mấy khóm dâu dại như vầy thì uổng ơi là uổng, tiếc ơi là tiếc. Nhiều khi đi vội, dẫm trúng lên dâu thôi mà đã tiếc đứt ruột rồi, ai mà nỡ kéo máy cắt cỏ "giày xéo" mấy trái dâu thơm mọng kia chớ! 
Từ đầu mùa hè tới giờ, tuần nào cắt cỏ, Quyên cũng cứ đứng tần ngần nhìn mấy đám dâu, xong lại cắn răng cắn lợi mà đẩy máy cho khéo, chừa "tụi nó" ra "riêng một góc trời". Bữa nào cắt cỏ xong cũng muốn trẹo lưng!

Nghĩ lại thấy nhiều khi mấy chuyện vĩ mô như phát triển bền vững, "bài toán bảo vệ thiên nhiên", "bài toán môi trường", bài toán này bài toán nọ, đôi khi nó chỉ đơn giản như cái chuyện cắt cỏ sân nhà. Làm sao để vừa có thể cắt cỏ cho đều và đẹp, vừa phải làm sạch lối đi trong sân, mà vừa để thiên nhiên có thể tự do đâm hoa kết trái một cách có trật tự, quả thiệt là khó hết sức!

Thôi mời mọi người đọc bài chi tiết (link bio) nha!
  • Về Tôi
  • Cộng tác
  • Điều Khoản Sử Dụng

Copyright © 2021 Misa Gjone · Theme by 17th Avenue